Mở siêu thị mini là mô hình kinh doanh được nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc biệt khi thị trường bán lẻ ở Việt Nam liên tục phát triển tăng trưởng không ngừng. Tuy nhiên để kinh doanh hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Có rất nhiều khó khăn sẽ gặp phải khi bắt đầu. Nếu đã chọn mô hình này bạn phải tìm hiểu những khó khăn đó và đưa ra phương án giải quyết.
Sau đây Kệ siêu thị VNT JSC xin chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mở siêu thị mini mà chúng tôi biết. Nhằm giúp bạn nắm được các bước, quy trình khi mở siêu thị. Bên cạnh đó là những khó khăn sẽ gặp phải và những yếu tố quan trọng giúp mô hình này kinh doanh thành công.
Nếu bạn đang định mở siêu thị chắc chắn những thông tin này sẽ rất hưu ích. Chính vì vậy đừng lướt qua hãy nghiên cứu thật kỹ những gì chúng tôi sắp chia sẻ.
Yếu tố quan trọng giúp mở siêu thị mini thành công
1. Chọn địa điểm mở siêu thị là yếu tố quan trọng nhất
Để kinh doanh siêu thị thành công bắt buộc bạn phải lựa chọn địa điểm bán phù hợp. Yếu tố này chiếm hơn 60% khả năng thành công cho mô hình này. Đây cũng là yếu tố chung của ngách kinh doanh bán lẻ.
Địa điểm bán hàng tốt ví dụ như: nơi có đông người qua lại, khu dân cư đông đúc, khu văn phòng, trường học, bệnh viện…
Những nơi này có khả năng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng, nhu cầu tiêu dùng diễn ra với tần suất liên tục. Siêu thị ở những địa điểm này sẽ luôn tấp nập, tiêu thụ hàng hóa nhanh. Hàng hóa bán chạy là bước đầu của sự thành công trong kinh doanh.
2. Setup siêu thị thật chuyên nghiệp
Yếu tố thứ 2 quyết định sự thành công của việc kinh doanh siêu thị chính là bạn phải setup cơ sở bán hàng thật đẹp và chuyên nghiệp.
Tại sao lại như vậy?
Ngày nay đời sống người dân rất cao, đặc biệt là những khách hàng mua sắm ở siêu thị. Họ biết chắc là giá sản phẩm mua ở siêu thị sẽ cao hơn ở ngoài chợ truyền thống. Tuy nhiên họ vẫn chọn siêu thị là nơi mua sắm. Bởi vì họ thích sự sạch sẽ, không gian chuyên nghiệp, sự thoải mái ở siêu thị.
Nếu bạn không setup siêu thị của mình chuyên nghiệp. Nổi bật hơn so với chợ truyền thống thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ quay lưng với siêu thị, và bạn sẽ thất bại!
Để setup siêu thị chuyên nghiệp bạn cần cài đặt các thiết bị như:
– Kệ siêu thị, kệ trưng bày, kệ quảng cáo sản phẩm
– Hệ thống giám sát an ninh, camera, cổng từ…
– Máy tính và máy tính tiền siêu thị
– Phụ kiện siêu thị: tủ đồ, bàn thu ngân, xe đẩy siêu thị…
– Tủ mát, tủ lạnh,.
– vv,..
Ngoài ra, nhân viên bán hàng cũng là một phần quan trọng trong yếu tố này. Dịch vụ chăm sóc khách hàng từ nhân viên được đánh giá rất cao xem siêu thị có chuyên nghiệp hay không. Hãy đào tạo nhân viên, làm sao phục vụ khách hàng đến siêu thị của bạn họ hài lòng nhất có thể.
Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?
Một vấn đề chắc chắc tất cả những ai đang có ý định kinh doanh siêu thị đều quan tâm đó là vốn. Vốn cần có để nhập hàng, setup siêu thị, duy trì hoạt động hàng tháng. Ai cũng muốn biết con số này là bao nhiêu, dựa vào đó để quyết định việc có nên kinh doanh siêu thị mini hay không.
Chính xác thì mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?
Để mở một siêu thị mini có diện tích khoảng 50 m2 thì tổng vốn đầu tư giao động từ 300 – 500 triệu đồng. Các chi phí mở cửa hàng bao gồm tiền thuê mặt bằng, nhập hàng hóa ban đầu, lắp đặt các thiết bị siêu thị, thuê nhân viên hỗ trợ, sửa sang nâng cấp không gian cửa hàng…
Bảng chi phí mở siêu thị tính theo m2 độc quyền của VNT JSC
Loại chi phí | Đơn vị tính | Chi phí ước tính |
Trang thiết bị cần có(kệ siêu thị, camera, cửa từ, bàn thu ngân, xe đẩy, hệ thống ánh sáng..) | m2 | 700.000 vnđ/m2 |
Hàng hóa trưng bày | m2 | 7 – 10 triệu/m2 |
Chi phí vận hàng hàng tháng | tháng | Dựa vào nơi mở siêu thị (thuê mặt bằng, nhân viên,..) |
Lưu ý:
+ Bảng chi phí mang tính tham khảo, được tính dựa trên các dự án thực tế mở siêu thị mà VNT JSC thực hiện
+ Tùy từng dự án siêu thị, chi phí có thể thay đổi phù hợp
Chi phí chi tiết các hạng mục cần đầu tư
Để giúp bạn dễ dàng hình dung được chi phí của việc đầu tư một siêu thị. VNT JSC xin giới thiệu về các hạng mục bắt buộc cần đầu tư sau. Lưu ý: các hạng mục này được tính với một siêu thị có diện tích 50 m2.
+ Giá kệ siêu thị (20 bộ): 25 – 35 triệu
+ Hệ thống an ninh(camera, cửa từ,..): 5 – 10 triệu
+ Hệ thống ánh sáng: 1 – 3 triệu
+ Trang trí cửa hàng nếu có: 5 triệu
+ Khu vực nhân viên (bàn thu ngân, máy tính, máy quét barcode): 10 triệu
+ Hệ thống tủ đông, tủ mát: 10 triệu/tủ
+ Nhập hàng hóa: 100 – 300 triệu
+ Chi phí nhân viên hàng tháng: 7tr/nhân viên/tháng
+ Thuê mặt bằng (điện, nước,..) hàng tháng: 10 – 30 triệu/tháng
Ngoài ra còn một số chi phí phát sinh khác sẽ được tính tùy thuộc vào đặc điểm dự án. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với VNT JSC qua hotline 086.758.9999.
Như vậy bạn đã nắm được chi phí và yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh siêu thị mini. Tiếp theo VNT JSC xin chia sẻ kinh nghiệm mở siêu thị từng bước thực hiện của mô hình này.
Kinh nghiệm mở siêu thị mini chi tiết từng bước
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh siêu thị
Để mở siêu thị mini hay bất cứ mô hình bán lẻ nào bạn cần tìm hiểu rõ thị trường kinh doanh, đối thủ trực tiếp của mình. Muốn kinh doanh mô hình của bạn phải tạo được sự khác biệt hoặc ưu điểm vượt trội so với đối thủ. Thị trường bán lẻ hiện nay vô cùng hấp dẫn kéo theo nhiều chủ đầu tư xây dựng các siêu thị, cửa hàng tạp hóa bán lẻ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệu giữa các cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ.
Tìm hiểu thị trường nơi khu vực mình định mở, tìm hiểu thị hiếu của người dùng, thói quen mua sắm, thương hiệu bán chạy…từ đó xây dựng được khách hàng tiềm năng mà mình hướng tới. Bỏ thời gian đi thực tế tìm hiểu về đối thủ của mình, người ta thường nói” biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” để xây dựng được thương hiệu nổi bật bạn phải tìm được khuyết điểm của đối thủ, nhận ra ưu điểm của họ để áp dụng hiệu quả, tốt hơn. Từ đó bạn mới có thể thu hút được khách hàng mới và cả khách hàng đã quen mua hàng tại cửa hàng cũ.
2. Lựa chọn địa điểm mở siêu thị mini thích hợp
Địa điểm quyết định 60- 75% sự thành công của bất cứ mô hình bán lẻ nào hiện nay. Chọn địa điểm mở cửa hàng vô cùng quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn nơi mua hàng tiện ích, thuận tiện nhất. Mở cửa hàng, siêu thị bạn cần tìm kiếm khu vực có nơi đông dân cư, khu vực có nhiều người qua lại. Khi chọn địa điểm bạn phải chú ý đến mật độ giao thông, sự thuận tiện trong việc di chuyển, dừng đỗ xe.
Nên chọn khu vực gần nơi bạn thường trú để tiết kiệm thời gian di chuyển, tăng thời gian trực tiếp quản lý, xử lý tình huống. Nên chọn mặt bằng có diện tích từ 35m2 để bảo đảm không gian trưng bày hiệu quả, chọn mặt tiền càng rộng càng tốt để có diện tích treo biển quảng cáo. Khi ký kết hợp đồng bạn cũng phải thương thảo rõ ràng, ký thời hạn từ 5 năm để bảo đảm chủ nhà không hủy hợp đồng bất chợt.
3. Tính toán chi phí mở siêu thị chi tiết
Mở siêu thị mini cũng giống như mở một siêu thị, cửa hàng lớn thông thường. Mọi chi phí đầu tư gần như giống một siêu thị truyền thống tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn. Danh sách các chi phí chính cần có để mở một siêu thị mini mà bạn có thể tham khảo:
- Chi phí thuê mặt bằng: 10- 30 triệu/ tháng
- Chi phí nhập hàng ban đầu: 500- 1 tỷ
- Chi phí thuê nhân viên: 3- 8 triệu/ tháng
- Chi phí trang thiết bị: 30- 60 triệu
- Vốn quay vòng, dự trù: 50- 100 triệu
Để tính toán chi phí chính xác cần nhiều yếu tố như quy mô, diện tích, mặt hàng kinh doanh. Trên đây VNT JSC chỉ muốn đưa đến bảng vốn chung nhất cho bạn đọc cùng tham khảo. Con số thực tế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung được số vốn tối thiểu cần có khi đọc bảng báo giá mà chúng tôi đã thống kê ở trên.
4. Xác định các mặt hàng cần bán và nhập hàng
Khi mở siêu thị mini bạn cũng cần đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu của mình. Khi đã có kết quả điều tra bạn có thể dễ dàng lập được danh sách các loại hàng hóa cần thiết để kinh doanh mở cửa hàng. Ngoài các loại hàng hóa phổ biến, tiêu dùng bắt buộc bạn có thể mở rộng dòng hàng, ngành hàng, thương hiệu theo thống kê điều tra về khách hàng mục tiêu của mình.
Một lưu ý nữa khi nhập hàng đó là bạn cần tìm hiểu kỹ lương đơn vị nhập hàng. Đảm bảo hàng hóa được nhập từ nguồn uy tín, xuất xứ rõ ràng, thông tin nhà sản xuất rõ ràng. Bỏ thời gian để tìm kiếm, so sánh giá giữa các đơn vị, khôn khéo trong việc đàm giá giá cả, khuyến mại để có được mức giá nhập cuối cùng có lợi cho siêu thị của mình.
5. Setup siêu thị chuyên nghiệp
Hiện nay, khách hàng không chỉ yêu cầu về hàng hóa chất lượng, đa dạng mà hình thức, thái độ phục vụ cũng vô cùng quan trọng quyết định khách hàng có trở lại mua hàng của bạn vào lần tới hay không. Xây dựng mô hình siêu thị càng hiện đại, tiện nghi càng tốt, việc setup được không gian siêu thị hiệu quả không chỉ giúp bạn thu hút được khách hàng mà còn giúp quá trình quản lý, sắp xếp thuận lợi hơn.
Bạn cần đầu tư các thiết bị hỗ trợ bán hàng để tối ưu khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn như: máy tính tiền, máy in hóa đơn, két tiền, máy quét mã vạch, giỏ kéo, xe đẩy siêu thị…
Lắp đặt hệ thống sàn nhà tạo cảm giác thoáng mát, sạch sẽ. Biển hiệu thu hút, đa dạng, kích thước phù hợp với khu vực đặt biển. Mặt tường sơn màu đồng nhất, lựa chọn màu tông trắng để đem lại cảm giác thoải mái, gần gũi cho khách hàng.
6. Trưng bày hàng hóa sau khi setup thiết bị siêu thị
Phân loại từng khu vực hàng hóa
Phân chia hàng hóa theo từng khu vực riêng biệt, đặt hàng hóa theo nhóm, hàng có liên quan ở cạnh nhau. Cách sắp xếp này giúp khách hàng có thể biết được vị trí chính xác của sản phẩm cần tìm, tiết kiệm thời gian mua sắm. Sắp xếp hàng quan trọng ở trong tầm mắt, ưu tiên các loại hàng phổ biến sắp xếp ở cuối dãy để tăng cơ hội tiếp cận các sản phẩm khác với khách hàng.
Bố trí hàng hóa khoa học
Sắp xếp hàng hóa theo độ nổi tiếng của hàng hóa, với sản phẩm có sức tiêu thụ lớn hơn được đặt ở trước khu vực dễ tìm. Ngược lại, hàng hóa ít bán chạy hơn có thể được trưng bày ở các tầng kệ cao hơn hoặc thấp hơn. Sự kết hợp của ánh sáng, âm nhạc cũng vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy tỉ lệ chọn hàng, quyết định mua của khách hàng.
7. Lên kế hoạch tiếp thị trước – trong – sau khi khai trương
Cho dù bạn kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng phải xây dựng kế hoạch tiếp thị trước- trong- sau khi khai trương. Kế hoạch marketing giúp bạn tiếp cận khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, gia tăng đối tượng khách hàng tiềm năng cho cửa hàng. Lên kế hoạch để thu hút khách hàng như chương trình khuyến mãi hàng tháng, tặng quà ngày sinh nhật, giảm giá định kỳ…
8. Hoàn thiện giấy tờ pháp lý
Hoàn thiện thủ tục, giấy tờ pháp lý để bảo đảm hoạt động thuận lợi không gặp phải trục trặc trong quá trình kinh doanh khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất. Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị đầy đủ khi mở siêu thị mini:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm(ATTP);
Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (bao gồm chợ và siêu thị) thì bộ công thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;
- Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu;
- Giấy phép bán lẻ thuốc lá.
9. Thuê nhân viên và quản lý siêu thị
Mở siêu thị mini khoảng 60m2 bạn cần ít nhất 4 nhân viên chia theo ca trong ngày. Tất nhiên số lượng nhân viên còn tùy thuộc vào quy mô của siêu thị, thời gian bạn vắng mặt ở siêu thị. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên là điều vô cùng cần thiết để bạn tạo được thiện cảm với khách hàng vì nhân viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của bạn.
Tuyển chọn nhân viên cần các yếu tố chăm chỉ, tận tình, luôn tươi cười với khách. Nhân viên cũng chính là bộ mặt của siêu thị vì vậy tuyển dụng đào tạo nhân sự là công việc vô cùng quan trọng.
Trên đây là những lưu ý khi mở một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả. Với bài viết trên đây hy vọng phần nào cung cấp được kinh nghiệm mà bạn đang tìm kiếm. VNT JSC chúc các bạn mở siêu thị mini thành công!
Tôi là một kỹ thuật viên chuyên lắp đặt giá kệ cho khách hàng của công ty Kệ siêu thị VNT JSC. Trong 5 năm làm việc tôi đã lắp đặt hàng trăm dự án lớn nhỏ. Nếu cần tư vấn giá kệ hãy liên hệ với tôi hoặc để lại bình luận bên dưới.