Bạn đã biết mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn chưa? Rất khó để đưa ra con số cụ thể vì số vốn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết những phần cần phải bỏ vốn khi mở cửa hàng tạp hóa. Hãy tham khảo vì nó sẽ giúp bạn lên kế hoạch mở cửa hàng hiệu quả hơn đó.
Hãy bắt đầu ngay thôi!
Xem thêm:
Thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng thông thường sẽ chiếm tới 50% vốn đầu tư ban đầu của bạn. Lựa chọn được một mặt bằng tốt cũng giúp bạn tiếp cận lượt khách hàng ổn định hơn. Hiện nay nếu bạn thuê nhà để kinh doanh mặc dù tiền thuê nhà tính hàng tháng nhưng chủ nhà sẽ yêu cầu bạn trả theo quý hoặc nửa năm thậm chí là 1 năm. Vì vậy bạn cần đảm bảo nguồn vốn sao cho phù hợp với kinh phí thuê mặt bằng phải trả.
Bạn cần cân nhắc lựa chọn địa điểm phù hợp vì đây gần như là yếu tố quan trọng giúp cửa hàng của bạn có thể thu hút khách hàng. Bạn cũng nên tránh lựa chọn địa điểm gần cửa hàng, siêu thị hay chợ truyền thống đã có nhiều quanh khu vực đó.
Nếu bạn đã có mặt bằng bán hàng sẵn tại nhà hoặc có địa điểm kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng hàng tháng. Hoặc nếu kinh doanh tạp hóa online thì bạn sẽ không mất khoản chi phí này.
Vốn nhập hàng
Hàng hóa nhập ban đầu luôn cần đầu tư nhiều vốn vì bạn sẽ không có vốn quay vòng, số lượng nhập hàng lớn do phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, nhãn hàng mà khách hàng tìm kiếm. Việc cung cấp đủ hàng hóa giúp giữ chân khách hàng quay trở lại vào những lần sau. Nếu bạn đang kinh doanh với mặt bằng 60m2 thì bạn cần từ 100-150 triệu để nhập hàng hóa ban đầu.
Tuy nhiên tiền vốn nhập hàng còn phụ thuộc rất lớn vào loại hình mà bạn kinh doanh, các sản phẩm dòng cao cấp, bình dân, hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu…Ngoài ra, nếu bạn tìm được nhà cung cấp cấp giá rẻ, có nhiều khuyến mại, hỗ trợ, chiết khấu cao cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhập hàng ban đầu.
Chi phí lắp đặt trang thiết bị
Để hoàn thiện mặt bằng trưng bày bạn cần có sự hỗ trợ của các thiết bị siêu thị để tăng hiệu quả trưng bày, tiết kiệm không gian trưng bày, tăng năng suất hoạt động, tiện ích cho khách hàng. Các thiết bị siêu thị bạn cần lắp đặt tại cửa hàng của mình:
– Thiết bị an ninh tại cửa hàng
– Hệ thống thu ngân bao gồm bàn, phần mềm, máy tính, máy tít…
– Hệ thống chiếu sáng, âm thanh, thông gió
Thuê nhân viên
Chi phí hỗ trợ quản lý cửa hàng tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của cửa hàng. Nếu bạn có một bằng 100m2 thì bạn cần ít nhất từ 3-5 nhân sự để quản lý cửa hàng. Ban đầu bạn nên có mặt tại cửa hàng để quản lý ổn định siêu thị, giải quyết các vấn đề phát sinh mà nhân viên không thể tự quyết định.
Chi phí thuê nhân viên hàng tháng từ 5-15 triệu. Bạn có thể thay đổi số lượng nhân viên để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải đáp ứng được nhu cầu của cửa hàng. Nếu bạn có thể quản lý trực tiếp tại cửa hàng thì chi phí lao động sẽ tiết kiệm hơn.
Các chi phí khác
Ngoài các đầu mục cần nhiều vốn ở trên bạn cũng phải liệt kê các mục chi phí nhỏ khác. Việc lên kế hoạch tài chính chi tiết sẽ giúp bạn quản lý được nguồn vốn đầu tư hiệu quả. Các loại chi phí bạn phải đầu tư khác:
– Chi phí thuê quảng cáo, PR
– Các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài
– Chi phí sửa chữa cửa hàng ban đầu
– Tiền điện, nước, điện thoại, internet hàng tháng.
…
Trên đây là những lưu ý khi bạn bắt tay vào đầu tư kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Lên chi tiết danh sách các khoản đầu tư tại cửa hàng giúp bạn chủ động trong kinh doanh và giảm thiểu rủi ro thua lỗ. Nếu bạn đang cần tư vấn mở siêu thị, lắp đặt giá kệ trưng bày hàng hóa hãy liên hệ với VNT JSC qua số hotline 086.758.9999.
Xem thêm:
Tôi là một kỹ thuật viên chuyên lắp đặt giá kệ cho khách hàng của công ty Kệ siêu thị VNT JSC. Trong 5 năm làm việc tôi đã lắp đặt hàng trăm dự án lớn nhỏ. Nếu cần tư vấn giá kệ hãy liên hệ với tôi hoặc để lại bình luận bên dưới.