Để tìm được nhà phân phối phù hợp chủ đầu tư cần phải tìm đại lý hàng hóa chất lượng, giá thành cạnh tranh. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các cách tìm đại lý phù hợp với nhiều đối tượng, cá nhân đang có ý định mở tạp hóa, cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini.
Cách tìm đại lý cấp 1 hiệu quả
Liên hệ số hotline trên sản phẩm
Cách tìm đại lý sản phẩm đơn giản nhất đó là liên hệ theo thông tin nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Thông thường các sản phẩm được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu qua một đơn vị trung gian sẽ có thông tin sản xuất, địa chỉ cung cấp hoặc số hotline liên hệ.
Bạn có thể liên hệ trực tiếp thông qua số hotline để gặp bộ phận kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có các hệ thống phân phối hàng hóa đến từng khu vực, địa phương, vùng miền vì vậy bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ liên hệ tới nhân viên tiếp thị khu vực đó đến làm việc với bạn.
Tham khảo người quen
Tận dụng mối quan hệ với là phương án đơn giản, hiệu quả trong mọi mô hình kinh doanh. Nhiều nhà cung cấp lâu năm, giá thành cạnh tranh được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn nhập hàng. Đối với cửa hàng mới sẽ rất khó để tìm kiếm được các đại lý đó.
Dựa vào mối quan hệ, người quen anh em, hoặc bạn có thể nghiên cứu từ đối thủ để tìm được đại lý các cấp phù hợp với mô hình bán lẻ của mình.
Tham khảo từ đại siêu thị
Một phương án cách tìm nhà phân phối hiệu quả đó là liên hệ từ các siêu thị lớn, đại siêu thị gần khu vực. Thông thường các siêu thị có nguồn nhập từ nhà cung cấp khu vực hoặc nhập từ nguồn hàng nước ngoài. Các đại lý khu vực sẽ cung cấp hàng hóa xuống các đại lý cấp nhỏ hơn tại đại phương, tỉnh thành…
Bạn có thể xin thông tin liên hệ tới đại lý lớn để tìm kiếm đại lý cấp 1 phù hợp với mình. Trong quá trình tìm kiếm đại lý bạn cũng nên lưu ý thương lượng một cách khéo léo để nhận được thông tin cần thiết.
Tìm kiếm qua website, mạng xã hội của thương hiệu
Các thương lớn trên thị trường đều có chiến dịch quảng bá, mở rộng thương hiệu. Ngày này hầu hết các nhãn hàng đều chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu trên mạng vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin qua online.
Chỉ cần gõ tên sản phẩm, thương hiệu lên thanh tìm kiếm google bạn sẽ nhận được được trang web hoặc một kênh bánh hàng, quảng bá online của thương hiệu đó như Facebook, Shopee, Zalo, Tiki…Từ đây bạn có thể chat trực tiếp để hỏi về thông tin cũng như các thức liên hệ đại lý.
Treo biển tìm kiếm đại lý
Nếu bạn không muốn áp dụng các cách tìm đại lý thông thường hoặc không có thời gian tìm kiếm thì hãy treo biển tìm đại lý tại cửa hàng của mình. Mỗi đại lý, nhà phân phối đều có đội ngũ nhân viên tìm kiếm khách hàng, sales vì vậy rất nhân sẽ có nhân viên tiếp thị đến giới thiệu, chào hàng cho bạn.
Tuy nhiên đây là phương pháp cần tự kinh nghiệm, cẩn trọng để chọn được nhà cung cấp chính hãng, giá thành cạnh tranh, chế độ hậu mãi tốt. Bạn cần lưu ý để lựa chọn được nhà cung cấp chất lượng, uy tín.
Lựa chọn qua sales
Các sales bán hàng từ các đại lý, địa phương hay ngành hàng khác nhau đều có quan hệ nhất định trong nghề. Bạn hãy lấy thông tin đại lý nhóm hàng từ các sales cũ, thông thường bạn sẽ nhận được các gợi ý từ chính nhân viên kinh doanh khu vực đó.
Trước khi nhập hàng từ đầu mối này bạn cần xác định thông tin nhân viên tư vấn với nhà phân phối, đại lý hay đơn vị sản xuất. Lựa chọn kỹ lưỡng tránh các trường hợp rủi ro mua phải hàng giả hàng nhái hay lừa đảo.
Tìm đại lý và nhà cung cấp, nhà phân phối cần lưu ý những gì?
Kiểm tra chất lượng hàng hóa, độ uy tín nhà phân phối
Trước khi nhập hàng từ bất cứ đơn vị nào bạn cũng cần phải xác định độ uy tín từ đại lý đó. Hiện nay có rất nhiều mô hình lừa đảo chuyên nghiệp nhằm vào đối tượng chủ cửa hàng mới, chưa có kinh nghiệm. Bạn cần kiểm tra thông tin từ nhà cung cấp, xác định nguồn gốc hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi ký hợp đồng nhập hàng.
Nên nhập hàng thử hay yêu cần xem trước sản phẩm để đánh giá sản phẩm trước khi quyết định mua hàng số lượng lớn.
So sánh giá thành sản phẩm
Khi có nhiều sự lựa chọn hơn, bạn cần tham khảo từ nhiều đại lý khác nhau. Bỏ thời gian để nghiên cứu về thị trường, từ đó lên được bảng giá cho các sản phẩm kinh doanh từ đối thủ hoặc mức giá khánh hàng có thể mua.
So sánh giá thành giữa các đại lý để lựa chọn được đơn vị tốt nhất. Tuy nhiên bạn cũng cần thương lượng thêm về các phần khác ngoài giá như quà tặng, khuyến mại, chỉ tiêu doanh thu( nếu có), để xác định được phương án phù hợp với hoạt động kinh doanh tại cửa hàng.
>> Xem thêm: Đại lý cấp 1, cấp 2 là gì? 10 kinh nghiệm mở đại lý bán hàng quan trọng
Thương lượng về chế độ khuyến mãi, vận chuyển, chiết khấu
Ngoài giá thành chênh lệch, hệ thống đại lý cấp 1, nhà phân phối sẽ có chế độ ưu đãi cho cửa hàng bán lẻ khác nhau. Ví dụ, đại lý 1 có giá sản phẩm rẻ hơn đại lý 2, tuy nhiên đại lý 1 lại không hỗ trợ về vận chuyển, đổi trả hàng trong trường hợp lỗi hỏng do vận chuyển, hay hết hạn thì bạn cần cân nhắc lại để tìm kiếm đại lý khác có nhiều chiết khấu, ưu đãi hơn.
Bạn có thể thương lượng thêm về các chiết khấu khi mua một lượng hàng nhất định, phần trăm khuyến mại hàng hóa, thưởng tiền mặt khi trưng bày tại gian hàng để có được khả năng cạnh tranh và thêm phần thu nhập trực tiếp vào doanh số cửa hàng.
Trên đây là các lưu ý cách tìm đại lý, chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã mang lại thêm các thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn sẽ tìm được đại lý phù hợp với cửa hàng bán lẻ của mình.
Tham khảo:
- Muốn mở đại lý sữa, làm đại lý sữa Vinamilk cần điều kiện gì?
- “Bỏ túi” 4 lời khuyên khi mở đại lý, kinh doanh sơn nước
Tôi là một kỹ thuật viên chuyên lắp đặt giá kệ cho khách hàng của công ty Kệ siêu thị VNT JSC. Trong 5 năm làm việc tôi đã lắp đặt hàng trăm dự án lớn nhỏ. Nếu cần tư vấn giá kệ hãy liên hệ với tôi hoặc để lại bình luận bên dưới.